Bí quyết nghe và chép chính xác tiếng Anh để ‘khám phá triệt để’ một bài nghe

Không có phương pháp nào đúng hoặc sai, chỉ có phù hợp hoặc không phù hợp. Trong bài viết ‘Có nên nghe chép chính tả khi tự học IELTS Listening?’ đã nói rõ ràng rằng không phải ai cũng thích hợp để luyện nghe chép chính tả tiếng Anh. Vì vậy, hãy đọc kỹ nội dung trên để đánh giá xem mình có thực sự phù hợp với phương pháp này hay không nhé!

How to Do Spelling Dictation (+ Troubleshooting Guide)

Bước 1: Lựa chọn bài Nghe và đọc trước transcript

  • Đọc trước transcript một lượt và lọc ra các từ mới theo collocations kèm ví dụ.
  • Tiến hành tra cứu nghĩa cũng như cách phát âm và học các từ vựng này thật kỹ trước khi nghe.

Bước 2: Trong quá trình nghe chép nên lưu ý:

  • Không nên nghe nhiều câu 1 lúc hoặc nghe 1 câu quá dài vì dễ quên hoặc rơi rớt bớt thông tin ⇒ Chỉ nên nghe từng câu đơn hoặc tách thành từng vế nếu câu quá dài.
  • Không nên nghe đi nghe lại 1 câu nhiều hơn 2 lần trong quá trình chép vì sẽ mất rất nhiều thời gian chỉ để giải quyết 1 điểm khúc mắc ⇒ về lâu dài sẽ gây nản. Hướng giải quyết: Trong quá trình nghe chỉ nên nghe đi nghe lại nhiều nhất là 2 lần cho 1 câu, nếu vẫn chưa nghe được thì nên để cách và chuyển sang nghe câu tiếp theo luôn.
  • Sau khi nghe hết lần 1 cho toàn bộ bài nghe ⇒ Tiến hành nghe tiếp các lần 2 và 3 để kiểm tra lại phần text mình đã chép ra và tiếp tục điền thêm vào những chỗ mình đã bỏ cách. Nên giới hạn nghe lại 2-3 lần, những chỗ bạn vẫn bỏ trống là những cụm từ cần đặc biệt lưu ý nhất khi sang các bước luyện tập sau

Bước 3: Mở transcript và so sánh

Mở transcript ra và so sánh với phần nghe chép của mình: sửa lại những chỗ nghe sai và điền vào những chỗ bạn đã bỏ trống. Tại bước này nên chọn một màu mực khác để có thể nhìn rõ những lỗi sai của mình.

Bước 4: Tập shadowing

Các bạn hãy nghe audio từng câu, pause lại và nhại theo những gì bạn vừa nghe được. Hãy chú ý tới những chỗ mà bạn đã nghe sai hoặc nghe thiếu ở bước 3, cố gắng nghe kỹ và nhại theo thật chuẩn ở những chỗ bị sai đó nhé.

Tới đây có thể bạn đã khá nản, nên các bạn có thể tưởng tượng mình đang đóng vai chính người nói này (ví dụ đang là presenter, 1 giảng viên hoặc 1 phóng viên v.v) để cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình luyện tập & “nhập vai”. Các bạn nên tập shadowing 3 lần cho mỗi bài nghe để có thể cải thiện được tốt nhất cả 2 kỹ năng Nghe và Nói, từ đó cũng nhớ nội dung để tăng vốn ý tưởng, kiến thức về chủ đề cho bản thân.

4 bước tăng band IELTS LISTENING có thể bạn chưa biết

Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng việc nghe chép chính tả tiếng Anh chỉ giúp người nghe tập trung vào từng câu và từng chữ. Điều này có ích khi làm các dạng bài completion trong IELTS nhưng lại không phù hợp khi bạn phải đối mặt với các dạng bài yêu cầu hiểu biết và nắm bắt thông tin chính cao như Matching hay Multiple choice ⇒ Do đó, bạn nên kết hợp việc luyện nghe chép chính tả tiếng Anh với việc hiểu biết một cách toàn diện trong quá trình tự học IELTS tại nhà, tránh tập trung quá nhiều vào việc nghe chép để phát triển kỹ năng Nghe một cách toàn diện.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn học sinh bắt đầu phát triển kỹ năng tiếng Anh một cách hiệu quả. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được cung cấp các thông tin bổ ích và tìm hiểu các khóa học phù hợp cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn của NGG nhé.

Tư vấn cùng Nguyễn Gia Global (NGG)

Hãy liên hệ với NGG nếu bạn đang cần biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ theo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook 0916.161.083 Tải tài liệu