Tỉnh táo với các tấm vé pub crawl

Pub crawl là từ dùng để chỉ một nhóm người đi đến các quán bar, pub khác nhau cùng một lúc với sự góp mặt của các thức uống có cồn.

Nếu bạn đang học tập tại Queensland, bạn có thể sẽ gặp phải những người “chào mời” vé giảm giá cho phép bạn vào cửa miễn phí ở tất cả các câu lạc bộ trong Surfers Paradise. Nghe thật “hời” phải không nào?

Đúng là thật sự có tồn tại những loại vé như vậy, nhưng điều đáng nói ở đây là các câu lạc bộ này chỉ miễn phí trước 10 giờ tối. Sau thời điểm này, chiếc vòng đeo tay bạn được phát khi mua những tấm vé đó chỉ có tác dụng như một “phụ kiện” đắt tiền nhưng vô dụng mà thôi.

Mua điện thoại giá “bèo”

Một trong những thứ cần mua khi tới Úc chính là điện thoại dùng để liên lạc với người thân, bạn bè. Nắm được nhu cầu này của các du học sinh nên rất nhiều lời mời chao mua điện thoại giá rẻ bất ngờ xuất hiện còn miễn phí ship hàng. Rất nhiều kẻ bán iphone ăn trộm hay iphone đã bị block nên nếu mua phải các sản phẩm này cũng chỉ dùng được 1 thời gian và sau đó nhanh chóng bị cảnh sát hỏi thăm. Mất 1 khoản tiền mua điện thoại lởm chưa phải vấn đề quan trọng nhất, nhưng bạn bị gián đoạn việc liên hệ với mọi người và còn gặp phiền phức với cảnh sát nữa.

Cẩn thận với các việc làm thêm ở nông trại

Chắc hẳn khi du học Úc, các bạn sinh viên quốc tế đã có kế hoạch làm việc bán thời gian vào các kỳ nghỉ, và bạn có thể đã nghe qua về số tiền “khủng” mà sinh viên quốc tế hay khách du lịch “bụi” kiếm được từ những nông trại ở Úc.

Chính vì vậy mà có các kẻ gian đã lợi dụng sự cả tin của sinh viên để đánh lừa họ, chẳng hạn như đăng một công việc giả mạo lên mạng và yêu cầu trả tiền trước, với lý do để đảm bảo vị trí của bạn tại trang trại hoặc để cọc chỗ ở. Nhưng bạn biết không, một khi tiền đã được gửi đi, họ sẽ lập tức biến mất và tiền của bạn sẽ “một đi không trở lại”.

Hãy tỉnh táo khi gặp các quảng cáo nói về tiền lương cao “ngất ngưỡng”, trong khi thật sự không hề có công việc trồng cây nào. Có một số người đã trả trước một khoản phí rất lớn, nhưng cuối cùng công việc của họ chỉ là nhổ cỏ và dây leo mà thôi.

Thắt tóc với 40 đôla?

“Phi vụ làm đẹp” này đã từng xảy ra tại Darwin và Chợ Mindil Beach. Rất đơn giản, người làm tóc sẽ từ chối báo giá cho bạn cho đến khi họ thắt tóc xong. Và bạn biết gì không, mỗi lần thắt tóc thường sẽ tốn của bạn khoảng 40 đôla đấy!

Tất nhiên những việc làm như trên có thể diễn ra ở bất kỳ đâu trên thế giới. Vì thế, hãy cảnh giác với những mức giá có vẻ như quá “hời” và không thực tế, bạn nhé.

“Cò” nhà ở

Tại Việt Nam, cò nhà ở không có gì xa lạ, nhưng đừng nghĩ rằng cò nhà ở chỉ có tại Việt Nam thôi nhé. Sự thật, ngay tại Úc cũng chẳng hiếm cò nhà ở đâu. Những kẻ xấu này thường rình rập trên các website thuê nhà ở Úc. Họ dụ những nạn nhân của mình bằng cách đăng các thông tin hấp dẫn, lôi kéo đánh trúng tâm lý như: ngôi nhà đẹp, thuận tiện, giá rẻ được cho thuê bởi chủ nhà đang đi du lịch hay đang đi công tác… Chỉ cần qua sự trao đổi online, họ sẽ khéo léo dụ dỗ bạn gửi tiền qua Westrern Union. Dĩ nhiên, không phải bỗng dưng các du học sinh du học Úc có thể tin tưởng họ ngay lập tức nên họ sẽ làm sẵn passport giả làm tin và hứa hẹn sẽ đưa bạn đến, giao chìa khóa nhà cho bạn.

Thậm chí có những chiêu trò lừa đảo nhà ở trắng trợn hơn đối với du học sinh du học tại Úc như: Đưa bạn đến xem nhà nhưng không đưa vào bên trong mà chỉ đứng ngoài xem sau đó đòi tiền đặt cọc. Nếu bạn thiếu đi sự tỉnh táo, sẽ bị lừa ngon lành, tiền vẫn mất mà chỗ ở vẫn không có.

Để không trở thành những chú gà dễ dàng trở thành miếng mồi ngon của kẻ lừa đảo, bạn phải đề cao cảnh giác và tìm hiểu thật kĩ các thông tin trước khi tin tưởng hay giao bất cứ khoản tiền nào.

Các tour du lịch kém chất lượng

Đối với các bạn sinh viên du học Úc để học tiếng Anh, hoặc đây là lần đầu tiên bạn đến Úc, tuyệt đối cẩn thận với các tour du lịch kém chất lượng, họ sẽ tận dụng sự “ngây thơ” của bạn. Một số khách du lịch đã bị bắt trả tiền khi chụp ảnh trước các địa danh nổi tiếng như Nhà hát Opera Sydney đấy.

Cũng có trường hợp một nhóm khách du lịch đã bị tính phí 100 đôla mỗi người chỉ để đi dạo trên Bãi biển Bondi, một địa điểm hoàn toàn miễn phí!

Hãy cảnh giác khi đi taxi

Khi du học Úc chắc chắn bạn sẽ có dịp sử dụng taxi, hãy chú ý cẩn thận với các tài xế taxi nhé, vì họ có rất nhiều cách khác nhau để “qua mặt” khách hàng.

Cách phổ biến nhất có thể xảy ra là, họ sẽ nói đồng hồ đã bị hỏng, sau đó họ sẽ tính phí cao hơn so với mức phí chuẩn. Một cách khác là họ sẽ bảo bạn quẹt thẻ tín dụng thông qua máy quẹt thẻ thủ công “cũ rít” (với lý do các máy EFTPOS bị lỗi) và sau đó họ sẽ ghi lại 3 chữ số mặt sau thẻ của bạn.

Lừa việc làm và các dịch vụ

Nhớ rằng không có nghề gì kiếm tiền nhanh, dễ hoặc không làm cũng có tiền. Một cựu sinh viên nhớ lại chia sẽ: “Một lần mình trúng thưởng giải chụp hình miễn phí, khuyến mãi trang phục và đồ uống. Chỉ cần đặt cọc cho hai người, mỗi người 30 USD. Sau đó, họ gọi điện đến và nói rất nhanh, mình vừa nghe vừa cung cấp thông tin thẻ ATM cho họ. Họ sẽ chụp hình miễn phí, trả lại tiền đặt cọc, nhưng chưa được lấy hình. Sau đó phải mua 400 USD/tấm. Tiếc đứt ruột”.

Mới đặt chân đến xứ người, các bạn nhớ cẩn thận với các chiêu lừa đảo. Trước khi giao dịch hãy tìm hiểu kỹ thông tin, Student ID là quan trọng nhất. Với những dịch vụ miễn phí, nên cẩn trọng hơn nữa. Nếu nghi ngờ thì báo cảnh sát ngay nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook 0916.161.083 Tải tài liệu