Du học hiện không còn trở nên xa lạ với mọi người. Các gia đình cho con cái du học vì muốn có tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà du học mang lại còn muôn vàn khó khăn xung quanh cuộc sống tự lập của bạn. Sẽ cần ở bạn một nghị lực lớn để vượt qua mọi trở ngại cuốc sống, đảm bảo hoàn thành tốt khóa học của mình. Dưới đây là những khó khăn, thách thức phổ biến mà sinh viên gặp phải khi đi du học:

Thực tế không như tưởng tượng

Những gì bạn biết về đất nước mình du học thông qua truyền thông có thể sẽ không giống với thực tế do chính bạn trải nghiệm. Bạn có thể sẽ nhận ra đường phố ở nước ngoài cũng không thực sự sạch đẹp so với những tấm ảnh lung linh trên mạng. Một quốc gia nổi tiếng cởi mở với sinh viên quốc tế biết đâu vẫn có một nhóm người kỳ thị chủng tộc tồn tại. Và những món ăn ở xứ người có thể sẽ không ngon lành như bạn kỳ vọng nhưng vẫn phải bỏ bụng vì chẳng còn lựa chọn nào khác.

Trên đời không có nơi nào hoàn hảo tuyệt đối nên thay vì chỉ xét nét những mặt chưa tốt thì bạn hãy cố gắng tập trung khai phá các khía cạnh tích cực của nơi mình du học. Càng sinh sống và học tập lâu năm ở một nơi nào đó thì bạn càng có cơ hội hiểu rõ văn hóa và nhịp sống của người bản xứ nên sẽ dễ yêu mến nơi đó hơn. Năm đầu tiên du học bạn có thể thấy khó ở nhưng khi lên máy bay trở về Việt Nam bốn năm sau đó biết đâu bạn sẽ thấy bịn rịn và lưu luyến với mảnh đất ở xứ người.

Chênh lệch múi giờ

Đây là vấn đề rất phổ biến, khiến cho nhiều du học sinh mệt mỏi, mất ngủ khi mới sang nước ngoài do sự khác biệt về múi giờ. Nhiều sinh viên quốc tế đã phải mất một thời gian dài để điều chỉnh giờ sinh học của mình hoặc thậm chí phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Tình trạng này kéo dài một thời gian vì chênh lệch múi giờ dẫn đến sức khỏe du học sinh sẽ xuống dốc và ảnh hưởng đến kết quả học tập, làm việc.

Khác biệt khí hậu

Khác với khí hậu nóng ở một số khu vực của Việt Nam, ở các nước phương Tây có mùa đông thường rất lạnh, thậm chí có nơi còn có tuyết rơi. Chính vì vậy mà nhiều du học sinh Việt Nam sẽ không quen với thời tiết lạnh dẫn đến dễ gặp các vấn đề về sức khỏe.

Rào cản ngôn ngữ

Một trong những thách thức phổ biến nhất khi đi du học là rào cản ngôn ngữ. Bạn có thể đã dành nhiều năm để học ngôn ngữ mới nhưng khi bạn đặt chân đến một đất nước khác, mọi thứ vẫn dường như hoàn toàn xa lạ.

Người dân địa phương nói nhanh, sử dụng tiếng lóng mà bạn không quen thuộc và thậm chí nghe không kịp hiểu. Đôi khi điều này khiến du học sinh cảm thấy mình là người ngoài cuộc, nhưng hãy coi đó như một cơ hội học hỏi.

Hầu hết người dân địa phương đánh giá cao việc bạn cố gắng giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

Mặc dù ngôn ngữ có vẻ như là một trở ngại lớn cần phải vượt qua nhưng bạn càng luyện tập nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn. Sau đó, khi học xong và trở về quê hương, việc bạn thông thạo thêm một ngôn ngữ khác sẽ là “tài sản” lớn có giá trị.

Phương pháp học tập mới

Do ở các nước phương Tây có chương trình đào tạo và phương pháp học tập khác biệt so với ở Việt Nam nên sẽ khiến bạn hơi bỡ ngỡ, chưa kịp thích nghi với mô hình học tập mới này. Chủ yếu đề cao tính tự tìm tòi, nghiên cứu nên các du học sinh cần có kỹ năng đọc hiểu tài liệu và tổng hợp thông tin.

Chính vì vậy mà có một số sinh viên lựa chọn chương trình dự bị đại học để làm bước đệm, từng bước làm quen với văn hóa mới ở đó.

Chênh lệch tiền tệ

Cố gắng sử dụng thông thạo một loại tiền tệ khác cũng là một thách thức phổ biến mà sinh viên phải đối mặt khi đi du học. Trước khi đóng gói hành lý và lên máy bay, bạn cần đảm bảo rằng mình đã quen thuộc với tỷ giá hối đoái.

Bạn có thể sử dụng công cụ chuyển đổi tiền tệ trực tuyến, chẳng hạn như công cụ mà Google cung cấp. Chỉ cần nhập một số tiền, chọn đơn vị tiền tệ địa phương của bạn, sau đó chọn đơn vị tiền tệ của quốc gia nơi bạn sẽ tới du học để biết về chênh lệch tỷ giá của đồng tiền ở quê hương và nơi mà bạn sắp sinh sống, học tập.

Ngoài ra còn có sự khác biệt tiền tệ khác mà bạn cần ghi nhớ để không nhầm lẫn khi đi mua sắm. Ví dụ, trong khi nhiều quốc gia bao gồm thuế trong giá của một mặt hàng thì ở Canada và Mỹ lại không như vậy.

Điều đó có nghĩa là sau khi bạn nhìn thấy giá một sản phẩm trên kệ thì tới khi bạn thanh toán, thuế sẽ được tính thêm vào giá trên sản phẩm.

Ngoài ra, giống như học một ngôn ngữ mới, cũng có tiếng lóng về tiền. Ví dụ, ở Vương quốc Anh, pound (đồng bảng Anh) được gọi một cách không chính thức là quid. Bằng cách xem xét những khác biệt này, bạn sẽ tránh được sự nhầm lẫn tại quầy thanh toán hoặc máy rút tiền.

Tài chính hàng ngày

Du học sinh đi học ở nước ngoài về cơ bản sẽ không có bố mẹ giúp đỡ mỗi ngày nên sẽ phải học cách quản lý hợp lý tài chính hàng ngày của mình.

Một số sinh viên quốc tế có thể may mắn giành được học bổng, điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, tất cả sinh viên sẽ phải học cách lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với ngân sách.

Ngoài học phí, sinh viên còn phải tính đến chi phí nhà ở, ăn uống, đi lại và các chi phí sinh hoạt hàng ngày khác. Chi phí sinh hoạt thường đắt hơn ở các thành phố lớn và cũng sẽ phụ thuộc vào lối sống, lựa chọn chỗ ở và thói quen chi tiêu của các du học sinh.

Việc không có gia đình bên cạnh để hỗ trợ tài chính “bất cứ khi nào cần” có thể gây ra một số căng thẳng cho bạn nhưng hãy coi đây là cơ hội để học cách lập ngân sách và quản lý tiền bạc một cách tự lập.

Sự khác biệt về văn hóa

Mỗi quốc gia có những tiêu chuẩn văn hóa khác nhau. Ngoài việc làm quen với ngôn ngữ và tiền tệ của quốc gia đó, bạn cũng sẽ phải thích nghi với văn hóa địa phương. Khi ở nhà, có thể bạn không biết về “những quy tắc bất thành văn” của người nước ngoài và vì thế, những điều bạn vẫn thường làm hàng ngày ở nhà lại có thể không quen thuộc với người nước ngoài. Một ví dụ đơn giản là chuyện bắt tay. Ở một số quốc gia, một cái bắt tay chặt chẽ là thông lệ tiêu chuẩn, nhưng ở một số quốc gia khác, việc bắt tay quá chặt có thể bị coi là xúc phạm.

Cũng như mọi việc khác, khi tới một đất nước xa lạ sinh sống, hãy quan sát người dân địa phương và hòa mình vào văn hóa của họ. Dần dần, bạn sẽ điều chỉnh được cách ứng xử của bản thân sao cho hợp lý và thậm chí bạn có thể dạy cho những người bạn mới của mình về văn hóa của đất nước mà bạn đang học tập.

Sốc văn hóa khi du học là điều có lẽ bạn đã có thể dự trù trước nhưng sốc văn hóa ngược cũng là vấn đề khiến bạn đau đầu không kém. Sốc văn hóa ngược diễn ra khi bạn quay về Việt Nam sau quãng thời gian dài du học và khó thích nghi lại với văn hóa của quê nhà. Lúc này bạn sẽ phải tập làm quen lại từ đầu nếu định hướng lâu dài là lập nghiệp ở Việt Nam. Bạn hãy đơn giản nghĩ rằng đây chính là cơ hội để bạn rèn luyện khả năng ứng phó với mọi hoàn cảnh của mình. Đây là kỹ năng mềm rất quan trọng để thành công không chỉ trong sự nghiệp mà cả trong đời sống.

Nỗi nhớ nhà sẽ tìm đến bạn vào một ngày nào đó

Trong lúc khỏe mạnh thì không sao nhưng mỗi khi bạn đau ốm, buồn bã hay chán ăn thì thường cơn nhớ nhà sẽ trỗi dậy. Khi ở Việt Nam lúc đổ bệnh bạn còn có cha mẹ hoặc người thân chăm sóc nhưng du học rồi là bạn phải tự lo liệu mọi thứ. Mỗi khi gặp chuyện buồn ở quê nhà còn có thể rủ đám bạn chí cốt đi ăn vặt nhưng lúc du học lại chẳng biết liên hệ với ai. Ăn những bữa tối lạt vị ở trời Tây mỗi ngày sẽ có lúc khiến bạn nhớ da diết những món ngon đậm đà thơm phức ở quê hương xứ sở.

Trước khi du học bạn có thể sẽ tự tin tuyên bố không bao giờ nhớ nhà nhưng chắc chắn vào một khoảnh khắc nào đó bạn sẽ nhớ quay quắt nơi mình đã sinh ra. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hòa hợp với cuộc sống mới hay thậm chí bạn không thích đời sống ở nước ngoài thì nỗi nhớ nhà sẽ càng thêm khắc khoải. Nhưng đây là cảm xúc rất đỗi phổ biến mà bạn có thể cố gắng vượt qua bằng cách cố gắng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hoặc đăng ký làm thêm trong trường đại học để tự tạo niềm vui cho bản thân.

Phương tiện di chuyển

Người nước ngoài sử dụng phương tiện di chuyển khác so với Việt Nam, họ chủ yếu di chuyển bằng phương tiện công cộng, rất ít sử dụng phương tiện cá nhân. Chính vì vậy, nhiều bạn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu vì phải làm quen các loại phương tiện đi lại cũng như các tuyến đường mà phương tiện bạn lựa chọn sử dụng

Vấn đề ăn uống

Đây là vấn đề mà có không ít du học sinh gặp phải bởi sẽ cảm thấy món ăn không hợp khẩu vị trong thời gian đầu khi du học. Do vậy, vấn đề ăn uống là một trong những khó khăn lớn nhất khi đi du học nước ngoài vì đôi khi bạn sẽ cảm thấy chán ngán với đồ ăn ở đó.

Học xong không muốn về

Sau khi vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách như đã kể trên, bạn sẽ nhận ra mình thực sự yêu ngôi nhà mới của mình biết bao.

Khi việc học của bạn hoàn tất và đến lúc phải rời đi, trở về quê nhà, nhiều người cảm thấy rất khó khăn. Họ sẽ nhớ người dân địa phương, đồ ăn và nhiều thứ nhỏ nhặt hàng ngày, chẳng hạn như quán cà phê tuyệt vời dưới phố, quang cảnh nơi họ sống…

Khi tới ngày “hồi hương”, nhiều người sẽ nhớ về những chuỗi ngày tự do, những cuộc phiêu lưu, thậm chí cả những thử thách, khó khăn mà họ từng trải qua. Thậm chí, nhiều du học sinh còn cảm thấy khó để có thể nhanh chóng quay về quê hương của mình.

Tuy nhiên, hãy nghĩ tới cảm giác hào hứng khi trở về nhà với rất nhiều người thân mong đợi và chia sẻ với mọi người những trải nghiệm đáng kinh ngạc mà bạn đã có khi học tập ở nước ngoài.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giải đáp phần nào băn khoăn của các bạn du học sinh. Hãy theo dõi NGG và cập nhật thêm nhiều tin tức của du học Úc nhé. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết và chúc các bạn thành công.

Tư vấn cùng Nguyễn Gia Global (NGG)

Hãy liên hệ với NGG nếu bạn đang cần biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ theo:

  • CÔNG TY TNHH TƯ VẤN NGUYỄN GIA GLOBAL (NGG)
  • Trụ sở chính: L7-56 KĐT Athena Fulland, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Điện thoại: 091.616.1083

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook 0916.161.083 Tải tài liệu